Quy định đóng BHXH đối với người lao động được trả lương bằng ngoại tệ
Hiện nay, các trường hợp NLĐ làm việc cho các doanh nghiệp trả lương bằng đồng ngoại tệ được hướng dẫn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định tại Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Vậy người lao động được trả lương bằng ngoại tệ thì đóng bảo hiểm xã hội như thế nào? Bài viết dưới đây của VIN-BHXH sẽ cung cấp các thông tin chi tiết.
Người lao động nhận lương bằng ngoại tệ.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 95, Bộ luật lao động 2019 quy định tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền “Đồng Việt Nam”. Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì có thể trả lương bằng ngoại tệ.
Người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có). Tiền lương người lao động được trả sẽ được dùng làm căn cứ để tính mức đóng BHXH.
Cụ thể: Tiền lương tháng đóng BHXH được quy định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động. Nếu tiền lương tháng đóng BHXH được trả cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Nhận lương bằng ngoại tệ đóng BHXH như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26, Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về việc đóng BHXH đối với trường hợp nhận lương bằng ngoại tệ như sau:
-
Tiền lương tháng đóng BHXH ghi trong sổ BHXH là tiền lương bằng “Đồng Việt Nam”.
-
Tiền lương tháng đóng BHXH được tính bằng “Đồng Việt Nam” trên cơ sở tiền lương bằng ngoại tệ được chuyển đổi bằng “Đồng Việt Nam” theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
-
Tỷ giá được lấy tại thời điểm ngày 02/01 cho 06 tháng đầu năm và ngày 01/07 cho 06 tháng cuối năm.
-
Trong trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng của người lao động được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên
Như vậy, đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Các chính sách về tiền lương, bảo hiểm có hiệu lực từ tháng 10/2022
Bài viết vừa rồi là toàn bộ các thông tin về Quy định đóng BHXH đối với người lao động được trả lương bằng ngoại tệ Hãy theo dõi VIN-BHXH để tìm hiểu và cập nhật thêm các kiến thức liên quan về bảo hiểm xã hội nhé.
Các doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu về cài đặt hay những thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 hoặc đăng ký ngay:
Tin liên quan
Đề xuất hoán đổi để nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp 30/4
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 bù sang dịp khác để kỳ lễ kéo dài 5 ngày, từ 27/4 đến hết 1/5.
Ưu đãi 06 tháng sử dụng miễn phí VIN-BHXH và 200 số hóa đơn khi mua CKS cho các doanh nghiệp thành lập mới tại Tp. Hồ Chí Minh
Ưu đãi 06 tháng sử dụng miễn phí VIN-BHXH và 200 số hóa đơn khi mua CKS cho các doanh nghiệp thành lập mới tại Tp. Hồ Chí Minh