Trang chủ Nghiệp vụ tổng hợp BHXH 1 lần là gì? Cách tính BHXH 1 lần mới nhất năm 2022

BHXH 1 lần là gì? Cách tính BHXH 1 lần mới nhất năm 2022

BHXH 1 lần là một trong những chế độ được nhiều người lao động rất quan tâm. Bài viết dưới đây của VIN-BHXH sẽ đề cập đến những thông tin xoay quanh chủ đề này.

Thế nào là BHXH 1 lần?

Theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, BHXH 1 lần là mức hỗ trợ nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi ốm đau, thai sản hay bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.

Vậy cách tính BHXH 1 lần như thế nào? VIN-BHXH sẽ giải đáp ngay ở phần dưới đây.

Cách tính BHXH 1 lần

Trường hợp Người lao động đóng BHXH bắt buộc

Căn cứ vào Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, mức trợ cấp BHXH 1 lần được quy định dựa trên thời gian người lao động tham gia BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Gọi Q là mức bình quân tiền lương, ta có công thức tính như sau:

Mức hưởng BHXH 1 lần = (1,5 x Q x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Q x thời gian tham gia BHXH sau năm 2014) 

* Lưu ý:

  • Trường hợp người lao động chưa đóng đủ BHXH 1 năm thì mức hưởng sẽ được tính bằng 22% các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, tối đa 02 tháng mức bình quân tiền lương.
  • Thời gian tham gia BHXH lẻ: từ 1-6 tháng tính ½ năm; từ 7-11 tháng tính 1 năm.

Vậy mức bình quân tiền lương được tính theo công thức nào?

Q = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) / Tổng số tháng đóng BHXH

Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH đã quy định về mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH hàng năm, được áp dụng từ 01/01/2022 đến hết 31/12/2022 như sau:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Mức

điều

chỉnh

5,10

4,33

4,09

3,96

3,68

3,53

3,58

3,59

3,46

3,35

3,11

2,87

2,67

2,47

2,01

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

 

Mức

điều

chỉnh

1,88

1,72

1,45

1,33

1,25

1,20

1,19

1,16

1,12

1,08

1,05

1,02

1,00

1,00

 

 

Trường hợp Người lao động tham gia BHXH tự nguyện

Theo Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, mức hưởng BHXH 1 lần cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện được tính theo công thức sau:

Mức hưởng BHXH 1 lần = (1,5 x Q x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Q x thời gian tham gia BHXH sau năm 2014) – Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện

* Lưu ý:

  • Trường hợp người lao động chưa đóng đủ BHXH 1 năm thì mức hưởng sẽ được tính bằng 22% các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, tối đa 02 tháng mức bình quân tiền lương.
  • Thời gian tham gia BHXH lẻ: từ 1-6 tháng tính ½ năm; từ 7-11 tháng tính 1 năm.
  • Đến ngày 01/01/2014, nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì số tháng này sẽ được tính chuyển sang giai đoạn sau năm 2014.
  • Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện sẽ không bị trừ nếu người lao động mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
  • Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện tháng i = 0,22 x  Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i x 30% (hộ nghèo) hoặc 25% (hộ cận nghèo) hoặc 10% (đối tượng khác)

Vậy mức bình quân tiền lương được tính theo công thức nào?

Q = (Số tháng đóng BHXH x Thu nhập tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) / Tổng số tháng đóng BHXH

Theo Điều 3 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH hàng năm, được áp dụng từ 01/01/2022 đến hết 31/12/2022 được quy định như sau:

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Mức điều chỉnh

2,01

1,88

1,72

1,45

1,33

1,25

1,20

1,19

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

 

Mức điều chỉnh

1,16

1,12

1,08

1,05

1,02

1,00

1,00

 

>> Xem thêm: Quy định mới nhất về mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2022

Có nên nhận BHXH 1 lần trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn hay không?

“Có nên nhận BHXH 1 lần trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn hay không?” là một câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía người lao động trong giai đoạn hiện nay. Vậy nguyên nhân do đâu mà người lao động lại muốn nhận BHXH 1 lần?

Người lao động lựa chọn BHXH 1 lần là vì họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm để trang trải cuộc sống trong thời điểm dịch Covid-19. Ngoài ra, lối suy nghĩ “trẻ cậy cha, già cậy con” cũng là một lý do dẫn đến xu hướng này. 

Việc nhận BHXH 1 lần và ra khỏi hệ thống BHXH là một thực trạng sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên quyền lợi của người lao động và mục tiêu, nỗ lực, sự quyết tâm của Chính phủ trong công cuộc đảm bảo an sinh xã hội cho toàn dân.

Dưới đây là 05 lý do mà người lao động không nên nhận BHXH 1 lần:

  1. Gây đứt quãng thời gian đóng BHXH, mất đi cơ hội được hưởng lương hưu hoặc làm giảm số tiền lương hưu sẽ được hưởng sau này.
  2. Không được chi trả chi phí khám, chữa bệnh khi về già vì việc nhận BHXH 1 lần sẽ làm mất đi tính đảm bảo về điều kiện hưởng lương hưu nên cá nhân có thể phải tự tham gia bảo hiểm y tế.
  3. Không được hưởng trợ cấp mai táng và tử tuất khi đã chết.
  4. Nhận được số tiền BHXH 1 lần ít hơn số tiền đã đóng BHXH
  5. Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người lao động thất nghiệp trong thời gian dịch bệnh Covid-19.

Có thể nhận BHXH 1 lần khi xuất khẩu lao động?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 60, khoản 1 Điều 77 Luật BHXH năm 2014 và khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13, người lao động có thể yêu cầu nhận BHXH 1 lần đối với các trường hợp dưới đây:

  1. Người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
  2. Nữ lao động làm các công việc chuyên trách hoặc không chuyên trách tại các cơ quan nhà nước ở xã, phường, thị trấn đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 15 năm đóng BHXH và dừng tham gia BHXH tự nguyện.
  3. Người lao động sang nước ngoài định cư.
  4. Người lao động mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
  5. Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
  6. Sau 01 năm nghỉ việc hoặc sau 01 năm không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện, thời gian đóng BHXH của người lao động nhỏ hơn 20 năm.

Do vậy, có thể thấy rằng, các cá nhân khi thực hiện xuất khẩu lao động không thuộc diện được yêu cầu để nhận BHXH 1 lần. Vì vậy, người lao động đi xuất khẩu lao động sẽ không thể được nhận BHXH 01 lần ngay.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về việc nhận BHXH 1 lần cho người lao động. Hãy theo dõi VIN-BHXH để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới nhất về BHXH nhé!

Tìm hiểu thêm về BHXH

Các doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu về cài đặt hay những thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 hoặc đăng ký ngay:

Đăng ký tư vấn miễn phí

Tin liên quan

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu: “60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên

[Infographic] Hướng dẫn TTHC liên thông đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi

Quy trình thực hiện Thủ tục hành chính liên thông “Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi” trên Cổng dịch vụ công quốc gia.