Hướng dẫn các bước tra cứu quá trình đóng BHXH
Hiện nay, khi được cấp sổ BHXH, người lao động có thể sử dụng mã số BHXH để tra cứu các thông tin liên quan, trong đó có tra cứu quá trình đóng BHXH. Bài viết dưới đây của VIN-BHXH sẽ hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện .
Có 03 cách để tra cứu quá trình đóng BHXH:
- Cách 1: Tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam
- Cách 2: Tra cứu trên Ứng dụng VssID
- Cách 3: Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại
Tra cứu quá trình đóng BHXH trên Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam
Tra cứu quá trình đóng BHXH trên Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam gồm các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào website Cổng thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhấn chọn Tra cứu trực tuyến
Bước 2: Tại danh mục “Tra cứu trực tuyến”, nhấn chọn “Tra cứu quá trình tham gia BHXH”. Người lao động tiến hành nhập thông tin tra cứu theo yêu cầu.
-
Tỉnh/TP: căn cứ vào tỉnh/thành phố đóng BHXH;
-
Cơ quan BHXH quản lý: chọn chính xác cơ quản lý bảo hiểm trong thanh tùy chọn;
-
Từ tháng – Đến tháng: chọn chính xác khoảng thời gian cần tra cứu quá trình đóng BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm Tai nạn Lao động - Bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN);
-
CMND: nhập đúng mã số CMND hoặc CCCD của người cần tra cứu;
-
Họ tên: nhập họ tên người cần tra cứu và nhấn chọn có dấu hoặc không dấu;
-
Mã số BHXH: nhập chính xác mã số BHXH của người tra cứu;
-
SĐT nhận OTP: nhập đúng số điện thoại đã đăng ký ở sổ BHXH.
* Lưu ý: Các trường thông tin được đánh dấu hoa thị (*) màu đỏ là những trường thông tin bắt buộc phải điền đầy đủ và chính xác.
Bước 3: Sau khi điền đầy đủ các thông tin yêu cầu, người dùng tick chọn Tôi không phải người máy và nhấn chọn ô Lấy mã OTP
Bước 4: Sau khi hệ thống xác nhận thông tin đã được điền đầy đủ, phần Nhập mã tra cứu sẽ được tự động thêm vào.
* Lưu ý: Mã tra cứu (OTP) sẽ được gửi về địa chỉ email mà người lao động đã tiền hành đăng ký trong vòng 04 phút.
Bước 5: Nhập chính xác mã OTP đã được gửi về địa chỉ email và nhấn chọn Tra cứu để hiển thị kết quả tra cứu quá trình tham gia BHXH
Bước 6: Nếu bạn muốn thực hiện lại quá trình tra cứu thì nhấn chuột chọn Nhập lại để bắt đầu điền thông tin tra cứu mới.
Tra cứu quá trình đóng BHXH trên Ứng dụng VssID
Ngoài Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam, người lao động còn có thể tiến hành tra cứu quá trình đóng BHXH trên Ứng dụng VssID với các thao tác vô cùng đơn giản.
Bước 1: Tiến hành đăng nhập vào ứng dụng VssID bằng cách điền tên đăng nhập là mã BHXH và mật khẩu.
Bước 2: Trên giao diện “Quản lý cá nhân”, người dùng nhấn chọn “Quá trình tham gia” để nhận kết quả tra cứu.
Bước 3: Nhấn chọn “BHXH” để tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của cá nhân hoặc nhấn chọn “C14-TS” để xem thông báo xác nhận đóng BHXH và nhận kết quả tra cứu.
Ngoài ra, người dùng có thể tra cứu quá trình đóng Bảo hiểm tai nạn, Bảo hiểm thất nghiệp lao động, Bảo hiểm y tế và xem thông báo xác nhận đóng BHXH theo mẫu C14-TS.
Tra cứu quá trình đóng BHXH bằng tin nhắn điện thoại
Để thực hiện tra cứu quá trình đóng BHXH bằng tin nhắn điện thoại, người lao động tiến hành nhắn tin theo cú pháp: BH QT [mã số BHXH] [từ năm] [đến năm] gửi tới 8079. Hệ thống sẽ tự động trả kết quả tra cứu là thời gian tham gia BHXH và BHTN.
* Cước phí tra cứu cho tin nhắn là: 1.000 đồng/tin nhắn.
Các lưu ý khi tiến hành tra cứu quá trình đóng BHXH
Mặc dù các bước tra cứu thường đơn giản và dễ thực hiện nhưng người lao động cần lưu ý một số điểm dưới đây để hạn chế gặp sai sót, khiến cho việc tra cứu không thành công.
Đối với cách tra cứu quá trình đóng BHXH trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam:
-
Thực hiện điền đầy đủ các trường thông tin bắt buộc, được gắn dấu hoa thị (*) màu đỏ để hệ thống chấp nhận và truy xuất đúng dữ liệu mà bạn cần tra cứu.
-
Phải đăng ký số điên thoại hoặc email với cơ quan BHXH để đảm bảo sự bảo mật thông tin khi lấy mã OTP để tra cứu.
-
Kiểm tra mã tra cứu ở email một cách nhanh chóng vì thời gian mã OTP có hiệu lực chỉ kéo dài trong vòng 4 phút.
Đối với cách tra cứu quá trình đóng BHXH trên Ứng dụng VssID:
-
Ứng dụng VssID đã được tích hợp tính năng tra cứu các thông tin không những của BHXH mà còn của các loại bảo hiểm khác như: BHTN, BHTNLĐ, BHYT. Do đó, người lao động có thể tải ứng dụng về các thiết bị di động thông minh để tra cứu thuận tiện và nhanh chóng.
-
Ứng dụng VssID có thể thay thế Thẻ bảo hiểm y tế bằng giấy nên có thể dễ dàng truy xuất các dữ liệu khám chữa bệnh cho người lao động.
Với 03 cách tra cứu quá trình tham gia BHXH mà VIN-BHXH đã cung cấp, hy vọng quý độc giả có thể dễ dàng tra cứu thông tin này một cách chính xác nhất. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để cập nhật nhanh các kiến thức về BHXH!
Các doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu về cài đặt phần mềm kê khai BHXH VIN-BHXH hay có thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 hoặc đăng ký ngay:
Tin liên quan
Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ
Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu: “60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên
[Infographic] Hướng dẫn TTHC liên thông đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi
Quy trình thực hiện Thủ tục hành chính liên thông “Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi” trên Cổng dịch vụ công quốc gia.