Trang chủ Nghiệp vụ tổng hợp Quy định mới nhất về chế độ thai sản đối với lao động nữ năm 2022

Quy định mới nhất về chế độ thai sản đối với lao động nữ năm 2022

Chế độ thai sản đối với lao động nữ đang là mối quan tâm hàng đầu hiện nay khi người lao động có ý muốn sinh con trong năm 2022. Bài viết dưới đây của VIN-BHXH sẽ trình bày những quy định về vấn đề này.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, các trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản bao gồm:

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, triệt sản;

Ngoài ra, thời gian đóng BHXH bắt buộc cũng được quy định cụ thể trong việc hưởng chế độ thai sản ở người lao động như sau:

  • Lao động nữ sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hoặc lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

* Lưu ý: Khi người lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi, họ vẫn được hưởng chế độ này nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên.

Thời gian được nghỉ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ

Căn cứ quy định tại Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 Luật BHXH năm 2014, tương ứng với từng giai đoạn của thai kỳ, lao động nữ sẽ được nghỉ những ngày khác nhau.

Hưởng chế độ thai sản khi khám thai

Thời gian cho người lao động được nghỉ việc để đi khám thai là 05 lần và mỗi lần tương ứng với 01 ngày. Trường hợp cơ sở khám chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

* Lưu ý: Thời gian nghỉ khám thai này sẽ tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

Đối với trường hợp người lao động bị sẩy thai hoặc thực hiện việc nạo, hút thai hoặc thai bị chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, thời gian nghỉ việc của người lao động theo chế độ thai sản sẽ do bác sĩ tại cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định. Cụ thể:

  • Tối đa 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.

  • Tối đa 20 ngày nếu thai từ 05 - 13 tuần tuổi.

  • Tối đa 40 ngày nếu thai từ 13 - 25 tuần tuổi.

  • Tối đa 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

* Lưu ý: Thời gian nghỉ ở trường hợp này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Hưởng chế độ thai sản khi sinh con

Thời gian nghỉ việc ở trường hợp hưởng chế độ thai sản khi sinh con được quy định là 06 tháng. Trường hợp, lao động nữ sinh đôi trở lên thì từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

* Lưu ý:

- Nếu sau khi sinh con, con dưới 02 tháng tuổi bị chết, người mẹ được nghỉ việc trong vòng 04 tháng kể từ ngày sinh con.

- Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì người mẹ được nghỉ việc 02 tháng kể từ ngày con chết và thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng.

- Nếu người mẹ chết sau khi sinh con thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

- Người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi vẫn được hưởng chế độ nghỉ việc cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH và đủ điều kiện hưởng chế độ này thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc.

Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh con

Người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày nếu trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, người lao động vẫn chưa phục hồi được sức khỏe để đi làm. Cụ thể:

  • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

  • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

  • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

* Lưu ý:

- Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. 

- Trường hợp thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nằm trong khoảng từ cuối năm trước sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ năm 2022

Trợ cấp một lần khi sinh con

Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ khi sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi sẽ được hưởng tiền trợ cấp một lần cho mỗi con như sau:

Tiền trợ cấp một lần khi sinh con = Mức lương cơ sở x 2

Ví dụ: Năm 2022 có mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng thì trợ cấp một lần cho mỗi con là 1,49 x 2 = 2,96 triệu đồng

Tiền trợ cấp thai sản khi lao động nữ sinh con

Mức hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ sinh con đáp ứng được đầy đủ các điều kiện đã quy định như sau:

Mức hưởng 01 tháng = 100% x Mức bình quân lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ

* Lưu ý:

- Trường hợp người lao động chưa đóng đủ 6 tháng BHXH trước khi nghỉ thì mức hưởng chế độ thai là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

- Cách tính mức hưởng 01 ngày = mức hưởng 01 tháng / 24 ngày.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản được tính theo công thức dưới đây:

Mức hưởng mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở

* Ví dụ: Năm 2022, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng, suy ra, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản mỗi ngày là 30% x 1,49 triệu đồng = 447.000 đồng.

Bài viết vừa rồi là các thông tin liên quan đến chế độ thai sản đối với lao động nữ năm 2022. Hãy theo dõi VIN-BHXH để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Tìm hiểu thêm về BHXH

Các doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu về cài đặt hay những thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 hoặc đăng ký ngay:

Đăng ký tư vấn miễn phí


 

Tin liên quan

Chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu: “60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên

[Infographic] Hướng dẫn TTHC liên thông đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi

Quy trình thực hiện Thủ tục hành chính liên thông “Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi” trên Cổng dịch vụ công quốc gia.